Hiện tượng tĩnh điện trong công nghiệp
hien tuong tinh dien trong cong nghiep

Hiện tượng tĩnh điện trong công nghiệp

Hiện tượng tĩnh điện trong công nghiệp – Tĩnh điện là một hiện tượng mất cân bằng điện tích bè mặt của một vật liệu

Tĩnh điện là gì?

Theo Wikipedia: “Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Khái niệm “tĩnh” trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện, hình thức mà điện được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng”

hien-tuong-tinh-dien-trong-cong-nghiep

Hiện tượng tĩnh điện trong công nghiệp

Nguyên nhân gây ra tĩnh điện

Vật chất được cấu thành từ các nguyên tử trung hòa về điện tích vì chúng chứa số lượng bằng nhau về điện tích âm (điện tử trong vỏ) và điện tích dương (proton trong hạt nhân). Khi hai vật liêu tiếp xúc nhau, điện tử sẽ di chuyển từ vật ngày sang vật kia, dây ra sự du thừa điện tích âm ở bên này và dư thừa điện tích dương ở bên còn lại. Khi ngừng tiếp xúc, sự mất cân bằng này vẫn duy trì.

Hiện tượng tĩnh điện yêu cầu sự tách rời các điện tích dương và âm này. Khi hai vật liệu tiếp xúc nhau, điện tử sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia, gây ra sự dư thừa điện tích dương trên một vật liệu, và sự thừa điện tích âm ở bên còn lại. Khi các vật liệu được tách ra, sự mất cân bằng điện tích này vẫn được duy trì.

Ứng dụng của tĩnh điện trong công nghiệp

Tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong một số ngành như:

  • Ứng dụng trong sơn tĩnh điện: nhờ có hiện tượng tĩnh điện mà nước sơn bị hút và nhiều hơn lên vật cần sơn, ít bị tổn thất dung dịch sơn.
  • Ứng dụng cho các máy photocopy và máy in laser: dựa vào sự nhiễm điện cục bộ ảnh hưởng bởi ánh sáng có cường độ mạnh.
  • Ứng dũng vào sản xuất thiết bị bảo hộ, thiết bị phòng sạch: găng tay, giày, quần áo chống tĩnh điện.

Tác hại của tĩnh điện

Tĩnh điện tồn ở mọi nơi nhưng thường chúng ta không để ý đến. Tuy nhiên trong môi trường sản xuất công nghiệp, đây lại là vấn đề đau đầu. Ảnh hưởng của hiện tượng tĩnh điện trong các ngành công nghiệp là khác nhau tuy nhiên đều là hai vấn đề:

hien-tuong-tinh-dien-trong-cong-nghiep-2

Tác hại của tĩnh điện trong công nghiệp

  • Sự bám hút tĩnh điện (ESA-Electrostatic Attraction) có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của các quá trình sản xuất cần bề mặt sạch như: dược phẩm, đóng gói thực phẩm, bán dẫn, in ấn, si mạ, sơn, tráng phủ, lắp ráp quang học,… Một hạt bụi 1 micro-met đủ sức dây chập hỏng 1 mạch bán dẫn.
  • Sự phóng tĩnh điện (ESD-Electrostatic Discharge) làm suy giảm chất lượng thậm chí gây trục trặc, hỏng hóc các phần tử điện tử, các bản mạch hay cả một thiết bị hoàn chỉnh.

Chống tĩnh điện là gì?

Bên cạnh việc lợi dụng hiện tượng tĩnh điện vào sản xuất, các nhà máy còn phải quan tâm đến việc ngăn chặn sự ảnh hưởng của hiện tượng này. Chống tĩnh diện hay còn gọi là khử tĩnh điện hay loại bỏ tĩnh điện là việc phân tán các hạt điện tích được tao ra để tránh tích tụ hoặc đưa các điện tích đó xuống hệ thống và nối đất.

Trong các môi trường khác nhau áp dụng các biện pháp khác nhau nhưng biện pháp tối ưu nhất là nối trực tiếp với đất để trung hòa điện tích. Việc này có thể được thực hiện thông qua vòng tay chống tĩnh điện, dây nối đất, quần áo, găng tay chống tĩnh điện. Đối với bàn thao tác, mặt bàn thường được phủ thảm cao su chống tĩnh điện.

Đối với các loại vật liệu không dẫn điện như cao su, nhựa, các loại vải, sẽ dùng phường pháp ionizer, tức là tạo ra các inon trung hòa với những bị trí bị tĩnh điện.

Hi vọng bài viết “Hiện tượng tĩnh điện trong công nghiệp” trên đây của banthaotac.net đã giúp bạn hiểu cơ bản về hiện tượng tĩnh điện. Nếu cần tư vấn thêm về chống tĩnh điện trong sản xuất công nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.