Các giải pháp chống tĩnh điện trong công nghiệp – Như đã nói trong bài Hiện tượng tĩnh điện trong công nghiệp hiện tượng tĩnh điện nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng sản phẩm và cả sức khỏe người lao động. Vậy có những giải pháp nào để chống lại hiện tượng này tham khảo “Các giải pháp chống tĩnh điện trong công nghiệp” sau đây nhé.
Tại sao cần đến giải pháp chống tĩnh điện?
Hiện tượng tĩnh điện có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế nếu không được xử lý triệt để. Trong sản xuất hiện tượng tĩnh điện gây ra nhiều hệ lụy, phải kể đến như:
+ Bao bì làm ra không thể xếp hàng.
+ Màng film, chai lọ bị bám dính tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
+ Dễ xảy ra hỏa hoạn ở những nơi như dung môi in ấn.
+ In không được rõ nét.
+ Nhiều người bị điện giật nhẹ.
Nguyên lý của các giải pháp chống tĩnh điện trong công nghiệp
Có 3 giải pháp chống tĩnh điện trong sản xuất bao gồm:
Khử tĩnh điện: Đối với những vật liệu cách điện thì người ta phải ion hóa không khí để thêm lượng ion bị thiếu hụt trong thiết bị để cân bằng chúng. Với các vật liệu dẫn điện thì người ta sử dụng phương pháp nối đất để dẫn truyền dòng tĩnh điện.
Xả tĩnh điện: Người ta cho tiếp xúc hai vật liệu có điện thế khác nhau để chúng trao đổi các ion trong vòng kiểm soát. Đây là phương pháp phóng thích tĩnh điện bằng cách tìm ra điểm phát sinh nạp tĩnh điện.
Chống tĩnh điện: chống tĩnh điện trong phòng sạch bằng cách sử dụng những vật liệu chống truyền tĩnh điện. Ngoài ra người ta còn dùng cách sơn chống tĩnh điện cho các thiết bị.
Một số hình thức chống tĩnh điện trong nhà xưởng:
- Tiếp đất cho công nhân
Giải pháp chống tĩnh điện trong một số ngành cụ thể.
Các thiết bị chống tĩnh điện có thể khử được các ion bằng cách trung hoà chúng. Ta thường gặp các thiết bị chống tĩnh điện như: dây nối đất, vòng tay chỗng tĩnh điện, thảm cao su chống tĩnh điện trải sàn, bàn thao tác, vòi phun chống tĩnh điện.
Trong in ấn:
Để chống tĩnh điện cho một hệ thống máy in, người ta gắn những thanh khử tĩnh điện lên một số vị trí để nó trung hoà các ion tạo ra từ giấy trong quá trình cọ xát, xả cuộn, sấy khô…
Trong công nghiệp sơn:
Để chống tĩnh điện trong quá trình sơn, người ta sử dụng quạt ion hoặc thanh khử tĩnh điện gắn ở vị trí gần nơi phun sơn để những thiết bị này khử ion trong các hạt sơn. Do không bị nhiễm tĩnh điện, các hạt sơn bám chắc chắn vào bề mặt hạt cần sơn, tạo nên lớp sơn thẩm mỹ hơn.
Hi vọng bài viết Các giải pháp chống tĩnh điện trong công nghiệp trên đây đã cho bạn những.