Mục lục
- 1 Bánh xe đẩy hàng cọc vít (expanding stem caster) là gì?
- 2 Ứng dụng bánh xe đẩy hàng
- 3 Ưu điểm bánh xe đẩy hàng đối với xe đẩy hàng
- 4 Cấu tạo bánh xe đẩy hàng
- 5 Vật liệu bánh xe đẩy hàng
- 6 Những câu hỏi thường gặp về bánh xe đẩy hàng
- 7 Lưu ý khi sử dụng bánh xe đẩy hàng
- 8 Các nguyên tắc lắp bánh xe đẩy hàng vào sàn xe đẩy:
Bánh xe đẩy hàng cọc vít (expanding stem caster) là gì?
Bánh xe đẩy hàng cọc vít (expanding stem caster) được sử dụng phổ biến trong các nhà máy công nghiệp, thực phẩm, y tế và những không gian cần đến sự vận hành yên tĩnh, giảm thiểu tiếng ồn.
Rất nhiều nhà xưởng xem bánh xe đẩy hàng là một phần không quan trọng và sử dụng bánh xe chất lượng kém, giá rẻ để tiết kiệm. Điều này vô hình đã khiến năng suất làm việc giảm, cũng như ảnh hưởng đến sự trơn tru khi vận hành.
Ứng dụng bánh xe đẩy hàng
- Bánh xe đẩy hàng thường được gắn vào xe đẩy, giá đỡ, tủ để cho phép các đồ vật này di chuyển dê, giảm bớt công sức khi di chuyển.
- Bánh xe đẩy hàng có thể giúp di chuyển các thùng hàng hóa lên đến 500kg dễ dàng trên hầu hết mọi địa hình.
- Bánh xe đẩy hàng thường được sử dụng khi không gian hạn chế và vật được đặt trên bánh xe không vừa với không gian.
- Vận chuyển hàng hóa trong các nhà máy, công xưởng sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Vận chuyển vật liệu trong các công trình xây dựng.
- Chuyển bệnh nhân, thiết bị y tế trong các bệnh viện, cơ sở y tế.
Ưu điểm bánh xe đẩy hàng đối với xe đẩy hàng
- Bánh xe đẩy hàng là bộ phận quan trọng quyết định độ bền và sự di chuyển có dễ dàng hay không của xe đẩy hàng.
- Bánh xe đẩy hàng đa dạng mẫu mã, kích thước tùy thuộc vào mục đích và điều kiện sử dụng.
- Tùy theo tải trọng của xe mà có các loại bánh xe có kích thước khác nhau. Điều này giúp cho người dùng yên tâm sử dụng mà không lo ngại về vấn đề chất lượng sản phẩm
- Xe tải trọng 120kg thì bánh xe có đường kính 100mm, còn xe lớn tải trọng 500kg thì bánh xe có đường kính là 20cm.
- Khi bánh xe bị hỏng, có thể giữ lại càng và chỉ cần mua bánh xe rời để thay thế và ngược lại.
- Tiết kiệm chi phí tối đa cho người sử dụng.
Cấu tạo bánh xe đẩy hàng
- Mặt đế xoay hoặc cọc vít M12, ống lót cao su
- Vòng bi xoay
- Càng bánh xe đẩy hàng
- Bánh xe
- Trục bánh xe (trục bạc hoặc trục bi)
- Phanh hãm an toàn
- Đai ốc cố định bánh xe và càng xe
Hình ảnh dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về cấu tạo của bánh xe đẩy hàng.
Vật liệu bánh xe đẩy hàng
Nylon
Bánh xe đẩy hàng Nylon thường được sản xuất từ các chất liệu như nhựa PP, nhựa PC, PVC, POM,…
Những bánh xe này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhờ khả năng chịu được tải trọng lớn, ít bị ăn mòn, dễ lăn, chống nước, xăng, dầu và nhiều loại hóa chất khác.
Nhựa PU/ PA
Bánh xe đẩy hàng PU/ PA là một trong những dòng bánh xe tiêu biểu nhất hiện nay.
Nhựa PU/ PA với nhiều tính năng nổi bật: ít tạo tiếng ồn, chịu tải cao, chịu mài mòn tốt, chịu hóa chất tốt, không làm trầy xước mặt sàn và rất thân thiện với môi trường.
Gang, thép, inox
Bánh xe đẩy hàng làm hoàn toàn từ kim loại như gang, thép, inox mà không có cao su hay nhựa bọc bên ngoài. Nên dùng loại bánh xe này trên nền cứng và nhẵn như bê tông.
Cao su
Bánh xe đẩy hàng cao su chống tĩnh điện bên trong bánh xe có pha thêm kim loại nhằm dẫn tĩnh điện từ mặt sàn tới càng thép rồi xuyên qua bánh xe cao su xuống đất.
Những câu hỏi thường gặp về bánh xe đẩy hàng
Nên sử dụng bao nhiêu càng bánh xoay 360 độ?
Càng bánh xe là bộ phận có công dụng kết nối bánh xe với mặt đế. Bộ phận này thường được làm bằng chất liệu thép mạ kẽm, inox và được lắp cố định bằng ốc vít.
Hiện nay, bánh xe đẩy hàng thường được lắp sẵn vào càng bánh khi bán.
Tuy nhiên, khi bánh xe bị hỏng, bạn không cần thay cả càng và bánh mà có thể chỉ cần mua bánh xe rời để thay thế. Điều này giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho người sử dụng.
Thông thường, một chiếc xe đẩy hàng 4 bánh thường có hai bánh xe trước được lắp vào càng xoay 360 độ và hai bánh sau có càng cố định.
Điều này giúp bạn đẩy xe đi được trên đoạn đường xa và có thể đổi hướng di chuyển một cách linh hoạt.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người sử dụng sẽ lựa chọn cả 4 càng bánh xoay. Cách sử dụng này đặc biệt thích hợp khi cần di chuyển xe trong những không gian nhỏ hẹp.
Nên chọn loại chất liệu bánh xe nào?
Đây có lẽ là vấn đề mà ai cũng thắc mắc khi chọn mua bánh xe đẩy hàng. Về cơ bản có hai lựa chọn chính là bánh xe cứng và bánh xe mềm.
Bánh xe cứng thường được làm bằng chất liệu gang, thép, inox, nhựa PU/PA, nylon và thích hợp sử dụng trên những mặt đường cứng và nhẵn.
Bánh xe mềm là những loại bánh xe cao su, bánh giảm tải sốc và thích hợp dùng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên mặt đường mấp mô, gồ ghề.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người sử dụng sẽ chọn các loại bánh xe đẩy hàng khác nhau.
Nên chọn bánh xe đẩy hàng có loại vòng bi nào?
Đối với bánh xe, ngoài việc lựa chọn chất liệu bánh phù hợp thì việc lựa vòng bi cũng hết sức quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bánh xe có di chuyển dễ dàng hay không.
Hiện tại, trên thị trường có một số loại vòng bi thông dụng như sau:
- Bạc: Bánh xe sẽ lăn trực tiếp trên ống trục hoặc ống bạc. Ống bạc có thể bằng thép hoặc bằng nhựa – loại chịu nhiệt và chịu mài mòn. Có thể nói đây là kiểu vòng bi đơn giản và tiết kiệm nhất.
- Bi vòng: Dùng bi vòng giống như việc bạn đẩy thùng hàng trên bề mặt của những viên bi ve hình tròn. Thùng hàng sẽ di chuyển rất nhẹ nhàng và nhanh chóng vì chỉ tiếp xúc với vòng bi tại một điểm duy nhất.
- Bi đũa: Cũng như trên nhưng bạn sẽ đẩy thùng hàng lăn trên các thanh đũa dài hình tròn.
- Đường kính của thanh đũa nhỏ hơn nhiều so với hạt bi vòng nên bi đũa có tốc độ di chuyển thấp với tải trọng lớn.
Lưu ý khi sử dụng bánh xe đẩy hàng
- Nên sử dụng bánh xe đẩy đúng tải trọng
- Dựa vào môi trường để sử dụng bánh xe đúng quy cách như sử dụng bánh xe ở nhiệt độ quá cao, hay trên các loại mặt sàn gồ ghề hay nhẵn
- Không đẩy xe quá nhanh vì dễ gây đổ. Tốc độ không quá 4-5 km/h
- Tất cả các bánh đều xoay, có 2 loại bánh xoay là bánh xoay không khóa và bánh xoay có khóa. Hoặc chúng ta có thể dùng tất cả đều cố định ( trường hợp này hàng hóa phải nhẹ, và đường đi thẳng).
Các nguyên tắc lắp bánh xe đẩy hàng vào sàn xe đẩy:
- Bề mặt sàn phải phẳng và cân bằng.
- Các bánh xoay trục của bánh xe phải thẳng đứng.
- Gắn các bánh cố định song song với nhau.
- Sau khi xác định được vị trí bắt bánh xe, hãy cố định vào mặt sàn.
Hy vọng bạn đã cập nhật thêm được nhiều thông tin hơn từ mục tin tức của chúng tôi về bánh xe đẩy hàng và chọn mua cho mình loại bánh xe phù hợp nhất.
Ngoài ra, hãy ghé thăm banthaotac.net để tham khảo thêm nhiều mẫu bánh xe đẩy hàng sản xuất theo tiêu chuẩn Hàn Quốc, chất lượng cao, giá cả phải chăng. Mọi thông tin xin liên hệ: 0987 935 898.